Trang chủ > Trở nên lịch thiệp hơn với Tiếng Nhật giao tiếp trong công sở

Trở nên lịch thiệp hơn với Tiếng Nhật giao tiếp trong công sở

02/04/2019 3:53 419

Trong môi trường làm việc tiếng Nhật, quy tắc ứng xử và giao tiếp là những đòi hỏi luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng. Nếu bạn sắp bước vào làm việc tại một công ty Nhật Bản, thông tin bên dưới đây sẽ giúp bạn có những hình dung cơ bản về cách sử dụng tiếng Nhật giao tiếp trong công sở.

Giao tiếp trong môi trường làm việc tiếng Nhật rất quan trọng.

Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin giữa các cá nhân với nhau thông qua cử chỉ và lời nói. Đây là một mắt xích rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ chan hòa thân thiện giữa các nhân viên với nhau và giữa cấp trên với cấp dưới. Nếu một doanh nghiệp có có thể xây dựng nền tảng giao tiếp tốt, doanh nghiệp đó đã thành công được một nửa, sẽ dễ dàng dung hòa các mối quan hệ, góp phần vào việc quản lý và thực thi hành động đối với bộ máy nhân sự.

>>Xem thêm:

Trở nên lịch thiệp hơn với Tiếng Nhật giao tiếp trong công sở

Trở nên lịch thiệp hơn với Tiếng Nhật giao tiếp trong công sở

Đặc biệt, trong môi trường tiếng Nhật, giao tiếp không chỉ điều hòa và cân bằng các mối quan hệ mà còn có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Đó chính là thể hiện toàn bộ văn hóa và là một cách đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi vậy mà người Nhật rất coi trọng hoạt động này.

Quy tắc xưng hô trong công sở

Xưng hô là điều đầu tiên và căn bản nhất trong giao tiếp, nhất là với tiếng Nhật – ngôn ngữ có quy luật khá nghiêm khắc về kính ngữ. Thực tế, người Nhật sẽ tự đặt ra xưng hô trong lần đầu gặp và sẽ duy trì cách xưng hô đó bất kể mối quan hệ của họ có chiều hướng đi lên hay đi xuống. Bởi vậy, việc xác định xưng hô cho buổi đầu gặp gỡ là rất quan trọng.

Muốn xưng hô theo đúng kiểu Nhật, chúng ta cần gắn hậu tố “san” đằng sau tên gọi. Ví dụ như ông Takuni Saita, thay vì gọi “ông Saita”, theo cách gọi của người Nhật thì sẽ là “Saita san”. Nhưng cũng tùy thuộc vào chức vụ của đối phương mà có thể thêm vào những hậu tố khác nhau, như shachou (giám đốc), buchou (trưởng phòng), kachou (trưởng nhóm)… để bày tỏ sự tôn trọng trong công việc

Hashtag: #TiếngNhậtgiaotiếp

Odell Beckham Jr. Jersey